BARTENDER
Nồng nhiệt chào đón bạn gia nhập diễn đàn!!!!
Để đọc, viết bài được đầy đủ và tải tài liệu về thuận tiện hơn vui lòng đăng ký thành viên.
Hy vọng mang lại nhiều ích lợi, vui vẻ cho bạn!

Trân trọng!

Join the forum, it's quick and easy

BARTENDER
Nồng nhiệt chào đón bạn gia nhập diễn đàn!!!!
Để đọc, viết bài được đầy đủ và tải tài liệu về thuận tiện hơn vui lòng đăng ký thành viên.
Hy vọng mang lại nhiều ích lợi, vui vẻ cho bạn!

Trân trọng!
BARTENDER
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Rượu Vang Bịch - Sự Lựa Chọn Thông Minh Cho Những Người Yêu Thích Rượu Vang
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyTue Apr 02, 2024 1:53 pm by ruoungoaihn

» Cùng tìm hiểu về rượu vang Ý
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyFri May 05, 2023 5:51 am by ruoungoaihn

» QUY TRÌNH LÀM KEM TƯƠI 4 BƯỚC VỚI MÁY LÀM KEM
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyTue Apr 25, 2023 4:58 pm by botlamkem_thucpham.com

» BỘT LÀM KEM TƯƠI “KHÔNG ĐƯỜNG” DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyFri Apr 07, 2023 4:59 pm by botlamkem_thucpham.com

» Kem sữa chua dưa hấu
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyMon Apr 03, 2023 4:54 pm by botlamkem_thucpham.com

» Đồ uống giải khát dễ làm dễ ghiền
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyMon Apr 03, 2023 4:50 pm by botlamkem_thucpham.com

» Bột Làm Kem Tươi Dùng Đường Ăn Kiêng
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptySat Apr 01, 2023 10:47 am by botlamkem_thucpham.com

» Món tráng miệng đắt nhất thế giới
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptySat Apr 01, 2023 10:41 am by botlamkem_thucpham.com

» RƯỢU VANG CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyTue Mar 14, 2023 9:01 am by ruoungoaihn

» nguoi moi can dc giup do
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyTue Mar 14, 2023 8:59 am by ruoungoaihn

» CÁCH TẠO BỌT SỮA ĐẠT CHUẨN ĐỂ PHA CAPPUCHINO – LATTE ART
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyFri Dec 13, 2019 4:58 pm by nuacuocdoi

» TEQUILA LÀ GÌ?
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyThu Dec 12, 2019 9:17 am by thaithanhbinh

» NHỮNG COCKTAILS DÀNH CHO MÙA GIÁNG SINH
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyThu Dec 12, 2019 9:06 am by thaithanhbinh

» Mùa đông ngọt ngào của vị kem sữa Baileys
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyWed Dec 11, 2019 4:02 pm by thaithanhbinh

» Cách nói xin chào – cảm ơn – tạm biệt bằng 40 ngôn ngữ.
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyWed Dec 04, 2019 11:31 am by thaithanhbinh

» 08 LÝ DO BẠN NÊN UỐNG BIA
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyMon Nov 25, 2019 4:50 pm by Admin

» Cocktail và những câu chuyện có thể bạn chưa biết…
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyWed Nov 20, 2019 1:43 pm by Admin

» NHỮNG NHÂN TỐ CẦN CÓ CỦA BARTENDER CHUYÊN NGHIỆP.
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyWed Nov 20, 2019 1:20 pm by thaithanhbinh

» Mocktail & sinh tố cho ngày nắng nóng
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang EmptyThu Jan 26, 2017 9:22 pm by thuyphuong92

NHỮNG NHÂN TỐ CẦN CÓ CỦA BARTENDER CHUYÊN NGHIỆP.

Wed Nov 20, 2019 1:20 pm by thaithanhbinh

Thú vị, đầy màu sắc và thỏa sức sáng tạo – …


Comments: 0

Bartender Biểu Diễn ( Bartender Flair )

Sun Mar 13, 2016 4:37 pm by dandy90

Cùng giao lưu nhé !



Comments: 0

Xin công thức các thức uống từ Sữa

Thu Dec 05, 2013 4:48 pm by triking

Chào mọi người,
Cho mình hỏi các bạn có biết các …

Comments: 0

Bartender: Những điều nên và không nên

Sat Apr 06, 2013 9:47 am by thaithanhbinh

Bartender (người pha chế cocktail) là linh hồn của quầy …


Comments: 0

Tại sao cocktail này có tên B52 ? Có cocktail nào tên " Phá đời trinh nữ !" ?

Thu May 19, 2011 9:54 am by thaithanhbinh

CÔNG THỨC VÀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TÊN GỌI COCKTAIKS PHỔ …


Comments: 0

GIÁO TRÌNH PHA CHẾ COCKTAILS PHẦN II

Thu May 19, 2011 9:26 am by thaithanhbinh



Comments: 0

Bảo quản hoa quả, trái cây đúng cách.

Thu Apr 28, 2011 8:29 am by thaithanhbinh

Cách thức bảo quản hoa quả phụ thuộc vào các đặc …

Comments: 0

Trả lời câu hỏi về Bénedictine

Wed Apr 27, 2011 10:04 am by thaithanhbinh

Trong buổi học về Liqueur hôm qua, tất cả các bạn đã …

Comments: 0

Câu hỏi ôn tập LÝ THUYẾT - Lớp tháng 03 - 2011 (new)!

Fri Apr 22, 2011 9:38 am by thaithanhbinh

Câu hỏi ôn tập thi Lý thuyết

Lớp pha chế tháng 03 …


Comments: 1

Câu hỏi và đáp án!

Fri Apr 22, 2011 9:43 am by thaithanhbinh

[size=18]

Câu hỏi 1: Cho biết nước sản xuất, nguồn gốc của …


Comments: 0

CÔNG THỨC COCKTAILS PHỔ BIẾN

Wed Mar 30, 2011 2:00 pm by Admin

[You must be registered and logged in to see this link.]

Comments: 1


Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang

Go down

Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang Empty Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang

Bài gửi by thaithanhbinh Sat Jun 11, 2011 10:22 am

1.XEM RƯỢU
Quan sát màu sắc và độ trong suốt của rượu. Ngắm rượu bằng cách đưa ly lên cao trong phòng sáng và đặt trên nền trắng của mép khăn hoặc tay áo sơ-mi trắng
Chú ý xem rượu có trong và óng ánh hay là đục và tối.
Chú ý độ sâu của màu sắc. Nó có nhạt và nhiều nước hay là sâu và đậm?
Nhìn thẳng từ trên xuống có thấy đáy ly? Quan sát vành ly. Màu rượu ở vành ly có như ở giữa ly không?
Rượu vang trắng thường có màu biến thiên từ trong veo sang xanh sáng lá cây và có ánh vàng đến vàng kim nâu đậm. Rượu sẽ ngả màu khi cũ.
Rượu vang đỏ có màu từ đỏ ngọc đến đỏ tía, đỏ lựu và đỏ gạch. Khi rượu cũ màu bị mất và chuyển sang màu nâu.

Màu rượu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi:
* Tuổi rượu.
* Loại nho dùng làm rượu
* Rượu được ủtrong thùng gỗ sồi hay không
2. XOAY LY RƯỢU
Mục đích của việc xoay vòng ly rượu là nhằm khơi dậy những hương thơm trong rượu,
lúc đó khi ngửi rượu ở gần mũi toàn bộ mùi hương của rượu sẽ được cảm nhận đầy đủ. Việc xoay vòng ly rượu cần được tập một chút ( bắt đầu với một ly nước tại nhà bếp) nhưng mục đích là để có được những sóng tròn rộng và đẹp. Xoay rượu trong khi giữ lấy ly rượu tại chân hoặc thân ly.
Việc xoay rượu vang làm tăng diện tích tiếp xúc của bề mặt rượu với không khí và làm tăng hương thơm của rựơu.
3. NGỬI RƯỢU
Bạn hay nghĩ đến điều gì trước tiên khi ngửi rượu vang?
Mùi rượu vang được nói đến là hương gần, hương xa hoặc hương thoảng. Hương thoảng nói chung bao gồm các loại trái cây, gia vị, thảo dược và các loại hoa khác nhau.
Trong khi mỗi người khác nhau sẽ ngửi thấy những mùi vị khác nhau của cùng một loại rượu vang, lại có những mùi chung đặc trưng cho mỗi loại rượu vang nào đó. Hãy ngửi rượu vài lần.
Một loại rượu vang với nhiều xúc cảm sẽ cho những hương thơm khác nhau mỗi lần ngửi, hoặc vài hương thơm cùng lúc. Có khoảng 20.000 mùi cơ bản trong rượu.
Nghiêng ly rượu về hướng mặt bạn và đưa mũi vào mép trong ly rượụ, giữ mũi trong vòng nửa dưới của miệng ly. Đầu bạn cần cúi về phía trước một tí tạo một góc nghiêng 45 độ với ly rượu.
Hít vào nhẹ nhàng (như là bạn đang ngửi một bông hoa, đừng nhét đầy phổi bạn như khi đứng trên đỉnh vách núi hướng ra biển đầy gió) trong khoảng 03-04 giây.
Mùi hương của rượu có thể thay đổi trong quá trình ngửi. Việc ngửi một loại rượu vang có thể tiết lộ rất nhiều về nguồn gốc và phương pháp chế biến ra nó, nhưng đừng lạm dụng nó. Cảm giác với mùi hương bị trung hòa rất nhanh. Hai hoặc ba lần ngửi đủ để cho ta biết cái cần biết.
Những mùi hương thường đi cùng với vang trắng :
* Chardonnay: lê, táo, đào, mơ, vani, chanh, dưa, dứa và các loại trái cây nhiệt đới khác, mật ong.
* Sauvignon Blanc: cỏ, thảo mộc, bưởi, lê, lý, chanh cam, chanh, ô liu.
* Gewurztraminer and Riesling: bưởi, mơ, chanh cam, bạc hà, dưa, đào, tử đinh hương, nhài, quế, đinh hương.
* Viognier: hoa, chanh, kim ngân và xuân đào.
Những mùi hương thường đi cùng với vang đỏ :
* Cabernet Sauvignon and Merlot: Mâm xôi, anh đào, mận, nho khô, sôcôla,càphê, trà, thuốc lá, tuyết tùng, ớt chuông, bạc hà, khói thuốc, quả hạch.
* Pinot Noir: mâm xôi, dâu tây, nam việt quất, violet, hoa hồng.
* Zinfandel and Syrah: nho khô, mâm xôi, lựu, mận, oải hương, hạt tiêu, gỗ ướt, đất.
* Sangiovese: mâm xôi, anh đào, mận, hồi, ôliu.
Thật không may, thỉnh thoảng quý khách có thể gặp phải “mùi khó chịu”. “Mùi khó chịu” bao gồm:
* Rượu vàng hoặc nâu Rượu đã bị ôxy hoá khi cũ hoặc bảo quản kém.
* Giấm Rượu chứa quá mức axit axêtic.
* Nút bần / Mốc Nút chai kém chất lượng ảnh hưởng đến rượu.
Lưu huỳnh Rượu vang chứa quá mức lưu huỳnh điôxít.
4. NẾM RƯỢU
Thử nghiệm toàn diện một loại rượu là sự kết hợp của hương thơm và vị rượu, vì vậy không nên bỏ qua giai đoạn ngửi hương trước khi nếm rượu. Lưỡi của chúng ta chia làm những phần khác nhau để thưởng thức những vị khác nhau :
* Vị ngọt Đầu lưỡi.
* Vị chua Hai bên mép lưỡi, phần trong.
* Vị mặn Hai bên mép lưỡi, phần ngoài.
* Vị đắng / Cồn Cuối lưỡi.
Lý do tại sao các chuyên gia về rượu vang thường kéo theo những khuôn mặt rất buồn cười khi hớp một ngụm đầy rượu, là vì họ đang cố gắng chuyển rượu đến các bộ phận cảm nhận mùi vị khác nhau của lưỡi.
Ngay
tại đầu lưỡi là nơi nhận vị ngọt. Ngay một chút về phía sau là nơi cảm nhận vị mặn. Vị chua được thường thức ở hai bên lưỡi, trong khi vị đắng được cảm thấy ở phía trong cùng lưỡi.
Vì vậy, hãy uốn rượu lượn vòng trong vòm miệng quý khách càng triệt để càng tốt.
Việc hớp vào một ít không khí khi đang ngậm rượu giúp khơi dậy tối đa hương vị của rượu.
Để giảm nguy cơ nhiễu rượu ra ngoài, hãy giữ đầu bạn ở vị trí thẳng đứng. Bằng cách nhẹ nhàng nhấp khí vào mồm với hai môi mở ra và mím lại với khe mở nhỏ hơn chiều rộng của cây viết chì. Bằng cách này, hương vị rượu sẽ vừa đi qua đường mũi vừa đi qua mũi và toàn bộ cảm nhận sẽ trở nên rõ ràng hơn. Tiếp theo hãy nghĩ đến việc thưởng thức. Rượu đang gửi cho bạn những thông điệp gì? Bạn có thích nó không?
Hãy luôn nhớ rằng nếu có sự phối hợp của những đặc tính sau đây thì rượu là lý tưởng :
* Nồng vị rượu đầy đặn hay phân tán : Chức năng của cả hai chất cồn và glyxêrin.
* Vị chua : Cho rượu sự tươi nguyên và tinh khiết cần thiết để giữ rượu không nhạt và ôi.
* Vị chát : Vị chát đắng từ vỏ và hạt nho, vị cần thiết để hoàn thiện rượu. Thường có màu đỏ. Có vị se, thô, khô hoặc mềm.
* Vị ngọt : Từ hương vị trái cây của rượu cũng như đường trong nho lên men còn sót lại. Nếu như không có sự cảm nhận vị ngọt, rượu thành “khô” không đường.
* Mùi trái cây: Độ nồng vị phụ thuộc vào loại nho, điều kiện trồng trọt và kỹ thuật chế biến.
5. NUỐT RƯỢU HAY NHẢ RƯỢU
Sau khi nuốt vào, chú ý đến hậu vị của rượu. Rượu càng tốt, hậu vị càng rõ ràng. Hậu vị tốt sẽ vương lại lâu trong vòm họng và sẽ phản ảnh hương vị của rượu hay hương vị của chính vị hậu đó.
Hãy đánh giá chất lượng chung của rượu :
* Quý vị có thích loại rượu đó không? Tại sao thích và tại sao không thích?
* Quý vị nhận xét gì về hưong vị?
* Ấn tượng / Hương vị đọng lại bao lâu?
* Rượu ngọt? Chua? Chát ? Thơm ngon?.
Khi đã nếm một ngụm đầy rựơu, bạn có thể hoặc nuốt luôn vào bụng (cách tốt nhất trong tình huống buộc lịch sự ) hoặc nếu bạn đã nếm một số rượu vào thời gian của ngày mà bạn không thể chếnh cháng hoặc say thì hãy nhả nó ra. Thường tại các buổi nếm rượu công khai, sẽ có những thùng hoặc hộp chuẩn bị sẵn để bạn.
thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang Empty Re: Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Oct 07, 2011 11:00 am

Rõ khổ, uống vang mà sao phải “vất vả” đến thế. Không chỉ xem màu, lắc, hít, nếm thử vang, mà còn phải biết vang “thở” ra sao, nhiệt độ bảo quản thế nào... Và nay lại còn có việc ngắm “chân” vang nữa.
Vâng, vang cũng có chân, không chỉ hai mà nhiều chân (tiếng Anh là legs).
Kinh nghiệm nếm thử rượu Vang Amthucvang-2
Nếu bạn hỏi những người sành điệu thưởng thức vang thì họ sẽ thích thú chia sẻ nhiều điều về những cái “chân ngắn”, “chân dài”, “chân đầy”, “chân thon” này. Theo một số chuyên gia, chỉ cần nhìn chân vang là có thể biết vang sắp uống ngon hay dở. Giống như người từng trải đi đường xa nhìn trời, nhìn mây thì biết sẽ nắng gắt hay mưa nhiều. Chân vang là gì? Thưa, đó là những hạt nước vang đọng lại trên thành ly sau khi bạn lắc mạnh cho vang sóng sánh trong ly. Chân vang giống như những hạt nước sơn từ từ rỉ rả chảy xuống chân tường vậy. Theo giới chuyên ngành, chân vang chính là dấu chỉ rõ nét dễ nhận dạng nhất của chất lượng vang.
Chân vang nào rỉ rả chậm chạp thì có nghĩa là độ cồn của vang ấy cao, đó là loại vang có vị đầy đặn.
Thực ra chân vang là những hạt glycerol, một hóa chất tự nhiên phát sinh trong quá trình lên men. Đó là đường và cồn, có vị ngọt, hơi dính dính. Cho nên loại vang nào để lại những cái chân dài đầy đặn trên thành ly thì chắc chắn đó là vang sẽ để lại vị ngọt lâu hơn trên lưỡi, trong miệng.
Nhưng cũng có không ít nhà phê bình vang nói rằng, dù bạn có ngắm chân vang dài lâu cách mấy chăng nữa thì cũng chẳng thể khẳng định được về mức độ cân bằng của vang trong chai. Liệu nó có quá lợt lạt hay chát chua vì chứa quá nhiều tannin. Cho nên, cuối cùng, để phân định được vang dở hay ngon thì vẫn chỉ có một cách hữu hiệu nhất. Đó là uống. Xin mời nâng ly vang nếm thử ngay. Nhưng đừng uống quá nhiều đến độ nhầm lẫn chân vang với “chân dài”! Embarassed

thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết