BARTENDER
Nồng nhiệt chào đón bạn gia nhập diễn đàn!!!!
Để đọc, viết bài được đầy đủ và tải tài liệu về thuận tiện hơn vui lòng đăng ký thành viên.
Hy vọng mang lại nhiều ích lợi, vui vẻ cho bạn!

Trân trọng!

Join the forum, it's quick and easy

BARTENDER
Nồng nhiệt chào đón bạn gia nhập diễn đàn!!!!
Để đọc, viết bài được đầy đủ và tải tài liệu về thuận tiện hơn vui lòng đăng ký thành viên.
Hy vọng mang lại nhiều ích lợi, vui vẻ cho bạn!

Trân trọng!
BARTENDER
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Cùng tìm hiểu về rượu vang Ý
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyFri May 05, 2023 5:51 am by ruoungoaihn

» QUY TRÌNH LÀM KEM TƯƠI 4 BƯỚC VỚI MÁY LÀM KEM
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyTue Apr 25, 2023 4:58 pm by botlamkem_thucpham.com

» BỘT LÀM KEM TƯƠI “KHÔNG ĐƯỜNG” DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyFri Apr 07, 2023 4:59 pm by botlamkem_thucpham.com

» Kem sữa chua dưa hấu
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyMon Apr 03, 2023 4:54 pm by botlamkem_thucpham.com

» Đồ uống giải khát dễ làm dễ ghiền
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyMon Apr 03, 2023 4:50 pm by botlamkem_thucpham.com

» Bột Làm Kem Tươi Dùng Đường Ăn Kiêng
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptySat Apr 01, 2023 10:47 am by botlamkem_thucpham.com

» Món tráng miệng đắt nhất thế giới
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptySat Apr 01, 2023 10:41 am by botlamkem_thucpham.com

» RƯỢU VANG CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyTue Mar 14, 2023 9:01 am by ruoungoaihn

» nguoi moi can dc giup do
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyTue Mar 14, 2023 8:59 am by ruoungoaihn

» CÁCH TẠO BỌT SỮA ĐẠT CHUẨN ĐỂ PHA CAPPUCHINO – LATTE ART
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyFri Dec 13, 2019 4:58 pm by nuacuocdoi

» TEQUILA LÀ GÌ?
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyThu Dec 12, 2019 9:17 am by thaithanhbinh

» NHỮNG COCKTAILS DÀNH CHO MÙA GIÁNG SINH
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyThu Dec 12, 2019 9:06 am by thaithanhbinh

» Mùa đông ngọt ngào của vị kem sữa Baileys
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyWed Dec 11, 2019 4:02 pm by thaithanhbinh

» Cách nói xin chào – cảm ơn – tạm biệt bằng 40 ngôn ngữ.
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyWed Dec 04, 2019 11:31 am by thaithanhbinh

» 08 LÝ DO BẠN NÊN UỐNG BIA
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyMon Nov 25, 2019 4:50 pm by Admin

» Cocktail và những câu chuyện có thể bạn chưa biết…
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyWed Nov 20, 2019 1:43 pm by Admin

» NHỮNG NHÂN TỐ CẦN CÓ CỦA BARTENDER CHUYÊN NGHIỆP.
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyWed Nov 20, 2019 1:20 pm by thaithanhbinh

» Mocktail & sinh tố cho ngày nắng nóng
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyThu Jan 26, 2017 9:22 pm by thuyphuong92

» Cocktail được làm từ vodka đơn giản
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ EmptyThu Jan 26, 2017 9:15 pm by thuyphuong92

NHỮNG NHÂN TỐ CẦN CÓ CỦA BARTENDER CHUYÊN NGHIỆP.

Wed Nov 20, 2019 1:20 pm by thaithanhbinh

Thú vị, đầy màu sắc và thỏa sức sáng tạo – …


Comments: 0

Bartender Biểu Diễn ( Bartender Flair )

Sun Mar 13, 2016 4:37 pm by dandy90

Cùng giao lưu nhé !



Comments: 0

Xin công thức các thức uống từ Sữa

Thu Dec 05, 2013 4:48 pm by triking

Chào mọi người,
Cho mình hỏi các bạn có biết các …

Comments: 0

Bartender: Những điều nên và không nên

Sat Apr 06, 2013 9:47 am by thaithanhbinh

Bartender (người pha chế cocktail) là linh hồn của quầy …


Comments: 0

Tại sao cocktail này có tên B52 ? Có cocktail nào tên " Phá đời trinh nữ !" ?

Thu May 19, 2011 9:54 am by thaithanhbinh

CÔNG THỨC VÀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TÊN GỌI COCKTAIKS PHỔ …


Comments: 0

GIÁO TRÌNH PHA CHẾ COCKTAILS PHẦN II

Thu May 19, 2011 9:26 am by thaithanhbinh



Comments: 0

Bảo quản hoa quả, trái cây đúng cách.

Thu Apr 28, 2011 8:29 am by thaithanhbinh

Cách thức bảo quản hoa quả phụ thuộc vào các đặc …

Comments: 0

Trả lời câu hỏi về Bénedictine

Wed Apr 27, 2011 10:04 am by thaithanhbinh

Trong buổi học về Liqueur hôm qua, tất cả các bạn đã …

Comments: 0

Câu hỏi ôn tập LÝ THUYẾT - Lớp tháng 03 - 2011 (new)!

Fri Apr 22, 2011 9:38 am by thaithanhbinh

Câu hỏi ôn tập thi Lý thuyết

Lớp pha chế tháng 03 …


Comments: 1

Câu hỏi và đáp án!

Fri Apr 22, 2011 9:43 am by thaithanhbinh

[size=18]

Câu hỏi 1: Cho biết nước sản xuất, nguồn gốc của …


Comments: 0

CÔNG THỨC COCKTAILS PHỔ BIẾN

Wed Mar 30, 2011 2:00 pm by Admin

[You must be registered and logged in to see this link.]

Comments: 1


RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ

4 posters

Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:28 am

Chuyện kể là trước khi người Pháp tới Việt Nam thì ngành nấu rượu đã có. Tuy nhiên, sau năm 1858 người Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam thì họ cũng quyết định thắt chặt việc nấu rượu và thu thuế.
Bà con ta tất nhiên là không chịu để bọn thực dân đô hộ bóc lột nên quyết định … nấu rượu lậu. Rượu lậu vừa rẻ lại vừa ngon hơn rượu của nhà nước thực dân, ở miền Nam thì được nấu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà, hoặc khi thấy Tây đoan, Tàu cáo đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi rượu, bình rượu chạy vội dấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế trong Nam xuất xứ từ đó.

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ 700-441-su-tich-ruou-de-6d44
Cảnh nấu rượu thời xưa

Tại miền Bắc Việt Nam người dân đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là rượu ngang vì rượu nấu và tiêu thụ theo kiểu đi ngang về tắt; rượu cuốc lủi vì vừa bán vừa lủi như con chim cuốc; hoặc để so sánh với rượu “quốc gia” khi các cụ nhà nho xưa nhại tiếng ngoại bang nationale spirit gọi rượu quê của người Việt là rượu quốc hồn quốc túy. Tiếng là quốc hồn quốc túy mà phải nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi thì gọi là rượu quốc lủi.


thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU CHUA CỦA NGƯỜI DAO

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:35 am

Rượu Chua là một loại thức uống đặc sản của người Dao ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh. Nếu rượu thường uống vào say ba tiếng đồng hồ thì rượu chua uống say ba ngày.
Rượu say êm đềm
Rượu có mầu vàng trong vắt, vị ngọt đằm sâu, ngửi thấy mùi thơm ngọt của gạo nguyên, uống thật êm và uống xong vẫn còn dính môi. Thứ nước này được dùng trong tất cả các dịp hội hè, đình đám, ngày lễ tết, ngày kỷ niệm và dùng cả trong những sự kiện trọng đại của gia đình, dùng hợp với đủ thứ đồ ăn kèm từ đồ cỗ mặn xôi thịt đến bánh kẹo hoặc uống chay chẳng dùng với thứ gì cũng ngon. Rượu chua ở Bằng Cả không làm để bán. Mà chỉ làm để nhà dùng và hộ nhau khi có việc.
[You must be registered and logged in to see this link.]

Nhờ chất men lá truyền thống
Làm rượu chua không khó nhưng không phải ai cũng làm được. Ngày xưa các cụ làm rượu chua rất cầu kỳ cẩn thận và nhiều kiêng kỵ. Thứ gạo được dùng để làm rượu phải là gạo nếp nương, nhà phải tự giã lấy bằng cối đá, xảy vỏ xảy mày và cho vào nấu thành cơm để ủ. Đặc biệt men ủ là thành phần tối quan trọng quyết định chất lượng mẻ rượu, men của các cụ ngày xưa là men lá hay còn gọi là men truyền.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Ngày nay rượu chua không làm được bằng gạo nếp nương men lá nữa mà đơn giản họ làm bằng gạo tẻ và men thường (thứ men vẫn có bán ở chợ). Khi thành rượu, độ ngọt và mùi thơm đều giảm, vì thế nhiều nhà muốn lấy lại hương vị cũ phải làm hai mẻ rượu nối tiếp nhau để lấy nước rượu cay của mẻ trước đổ vào ủ mẻ sau, sau hai ngày mới đổ thêm nước sôi nguội, làm như vậy rượu sẽ ngọt và dậy mùi gạo hơn.
Một số nhà muốn có rượu thật ngon thì họ làm bằng gạo nếp hoặc muốn có mầu cho rượu đẹp thì làm bằng rượu nếp cẩm, nhưng đấy chỉ vào những dịp trọng đại của gia đình.

thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU SAN LÙNG CỦA NGƯỜI DAO

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:38 am

"Gặp người là gặp bạn; gặp bạn là gặp rượu; gặp rượu là gặp nhau...". Người Dao ở đây vẫn thường hát như thế khi gặp bạn hiền, gặp khách quý. Bát rượu tràn đầy sóng sánh thơm lừng từ tay chủ nhà rót ra sẽ được chuyền tay nhau, lần lượt cho đến cạn và bát khác lại được rót ra. Người Dao ở đây sẽ nói những lời tốt lành nhất gửi đến bạn với lòng hiếu khách như bát rượu đầy
Rượu San Lùng được chưng cất từ nước suối tiên trong lòng núi Pò Sèn cùng 8 vị thảo dược của rừng. Rượu San Lùng được coi là niềm kiêu hãnh của người Dao Đỏ ở Bát Sát, Lào Cai.
Người Dao ở đây kể: Rượu ngày xưa là rượu của trời, của tiên đế, của các đấng thiên tinh. Cho đến bây giờ các chư vị bồ tát vẫn phải tiên sa xuống dãy núi Pò Sèn (núi Bản Sèo, Bát Sát) lấy rượu về trời. Ấy là khi trở trời, ngày đang nắng đổ mưa hoặc đang mưa trở nắng, dân địa phương thường thấy một sắc cầu vồng từ trên trời thả xuống dòng suối chảy ra từ lòng núi Pò Sèn. Từ chân cầu vồng có 3 vòi nước hút ngược về trời, người Dao đỏ gọi đó là San Lùng (nghĩa là 3 vòi rồng).[You must be registered and logged in to see this link.]
Từ hàng trăm năm nay, đồng bào Dao Đỏ đến đây lập nghiệp, sinh sống bằng nghề trồng lúa nương và nấu rượu. Rượu San Lùng là loại rượu quý, có mùi thơm ngây ngất, vị đậm đà, chỉ dùng cúng bái trời đất, tổ tiên, dùng trong dịp lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và đãi bạn hiền.
Rượu San Lùng của Bản Sèo, Bát Sát được coi là niềm kiêu hãnh của đồng bào Dao Đỏ. Vì chỉ có người Dao Đỏ ở thôn San Lùng mới có bí quyết mà thôi. Đến thăm lò rượu của ông Lò A Sính ở thôn San Lùng Thượng, xã Bản Sèo, chúng tôi mới thấy người ta kể không ngoa.
Quy trình trưng cất rượu tuyệt nhiên không được dính tý kim loại nào, trừ cái nồi hông đun lấy hơi nước. Cái chõ cất rượu, con ba ba, đều phải làm bằng tứ cây mà người Dao gọi là đẻn nhỏ, rồi cái chậu rửa những đồ dùng cũng bằng gỗ ghép lại.[You must be registered and logged in to see this link.]
Rượu San Lùng được chế biến rất công phu và cẩn trọng. Từ hạt thóc chọn giữa nương được chưng ủ cùng thảo dược. Thóc phải mẩy và được hái về từ khi thóc vào sữa ở độ dẻo khô. Trước khi nấu, thóc được ngâm cho mày thóc bùng lên thành mộng rồi mới trộn men. Bánh men là phải đủ 8 vị thảo dược của rừng. Có vị làm cho rượu có tác dụng trừ phong, chống lạnh, trừ cảm; có vị làm cho rượu dẫn mạch lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp xương; có vị làm cho người uống rượu đỡ đau đầu, chóng mặt.
Để có những thảo dược này, người Dao phải công phu sao tẩm và chế biến thành men rượu. Khi chưng cất rượu lại càng phải cẩn thận. Chưng cách thuỷ lần thứ nhất là để khử tạp chất và lọc cốt. Chưng lần thứ hai có sự làm lành bằng những lá thơm của núi rừng Bát Sát. Ông Lò A Sính bảo: "Thế mới ra được rượu San Lùng. Chỉ có nấu bằng nước ở suối tiên trong lòng núi Pò Sèn mới chưng cất thành rượu San Lùng".[You must be registered and logged in to see this link.]
Người Dao quý khách mời rượu bằng bát. Khi được mời thì khách không nên từ chối mà buồn lòng gia chủ. Nếu không uống được nhiều, hãy cứ đưa bát rượu lên môi nhấp vài giọt cho hồng đôi má, cho ấm áp tình người. "Gặp người là gặp bạn; gặp bạn là gặp rượu; gặp rượu là gặp nhau...". Người Dao ở đây vẫn thường hát như thế khi gặp bạn hiền, gặp khách quý. Bát rượu tràn đầy sóng sánh thơm lừng từ tay chủ nhà rót ra sẽ được chuyền tay nhau, lần lượt cho đến cạn và bát khác lại được rót ra. Người Dao ở đây sẽ nói những lời tốt lành nhất gửi đến bạn với lòng hiếu khách như bát rượu đầy


thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU SAN LÙNG CỦA NGƯỜI MÔNG

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:40 am

Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh. Chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu.
Nguyên liệu là thóc mẩy đều hạt, đem ủ cho nảy mầm, lúc đó tinh bột được chuyển hóa thành đường ở mức cao nhất. Người Mông đem thóc nảy mầm cho vào chõ đồ chín, tãi ra nong cho nguội, tới nhiệt độ thích hợp mới trộn đều với men, rồi ủ từ năm tới sáu ngày, khi tỏa mùi thơm thì đem cất . Dù quy trình, nguyên liệu như vậy nhưng nếu nấu ở nơi khác, rượu sẽ không ngon bằng ở San Lùng. Bởi ngoài những bí quyết truyền đời, có lẽ nguồn nước và tiểu vùng khí hậu là những yếu tố không thể thay thế được đã tạo ra hương vị đặc biệt của rượu San Lùng.[You must be registered and logged in to see this link.]
Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh. Chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu.
Khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về, xúm quanh đống lửa, người ta nhâm nhi chén rượu San Lùng với thịt trâu sấy khô lùi tro nóng, đập tơi ra chấm tương ớt trộn một chút chanh, hoặc nhấm với cá suối sấy khô nướng than thì quả là thi vị.
thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU CẦN - MIỀN BẮC

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:42 am

Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá" men rượu làm toàn bằng những thứ lá, quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá)
[You must be registered and logged in to see this link.]Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá" men rượu làm toàn bằng những thứ lá, quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ yếu gồm có: "Bơ hinh ho", "khi mắc cái", củ riềng, lá trầu không, quả ớt...những thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau.


Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đêm phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên "hông" đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua).


Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc, khác như ngô, hạt ý, dĩ củ dong riềng. Trước đây gạo hiếm nên tiết kiệm dùng vào bữa ăn, ngày nay người ta dùng gạo để làm rượu có chất lượng hơn, nhất là rượu cần được làm bằng gạo cẩm thì rất bổ và ngon.

Người Thái dùng rượu cần thường xuyên, nhất là những khi có khách quý mừng cơm mới, đám cưới lễ tết, hội hè, lễ đặt tên cho con...đều có rượu cần làm vui. Khi dùng rượu cần chỉ cần bỏ lớp vỏ bọc ngoài đổ nước sôi để nguội hoặc nước khoáng (trước đây học chỉ dùng nước lã múc ở mõ nước sạch chảy trong lòng núi dá ra) vài bình cho thật ngấm (từ 15 đến 20 phút cắm từ 6 đến 12 cần trúc được uốn cong cầu kỳ với những tua vải rực rỡ được trang trí. Bình rượu được đặt ở nơi trang trọng, rộng rãi. Họ mời uống từng đợt có gia phong nề nếp, có người già và phụ nữ. Thường vẫn ưu tiên cho khách, chủ nhà uống trước sau đó đến lượt mọi người theo thứ bậc uống cùng.

Uống rượu cần phải có một người chủ trì, người Mường gọi là chú trám còn người Thái "Nài láu". Nài láu được phép ra những điều kiện quy định cụ thể trước khi vào cuộc rượu, nếu ai vi phạm sẽ chịu phạt theo "luật". Ví dụ: uống đại trà là bao nhiêu "sừng" uống từng người hay uống từng đôi, mỗi người phải uống bao nhiêu sừng...người ta dùng sừng trâu để làm đơn vị đo lường, mỗi sừng chứa khoảng 1 lít nước. Với quan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp nên họ dùng sừng trâu để làm vật đo lường khi uống rượu là có hàm ý tôn thờ con vật quí trong nhà.
Nai láu mời mọi người uống rượu phải có động tác trịnh trọng, ý nhị với những lời mời tình cảm, trân trọng nhất. Cũng có lối mời đơn giản, lại có lối mời thành bài bản (mười điều mời rượu cần in trong trong tạp chí văn hoá thông tin) đối với khách quý, khách sang trọng lịch lãm.


Mời rượu cần theo lối bình dân như sau:
Láu càm xà pá túng mời dơ dấc...
Khát pài túng, khói son mời nưa.
Mời một tềnh - khát một khói nhăng mời
Mời sam tếnh - khát sam khói nhăng mời...
(Mời đến mười sừng là kết thúc bằng câu:
Khát...khói so háp búa

Tạm dịch nghĩa:
Rượu cần ngon gia chủ xin kính mời...
Dưới làn dưới xin mời làn trên
Mời một sừng đã dứt - xin mời lần nữa
Mời hai sừng đã dứt - xin mời lần ba


...Kết thúc tôi xin đón cần của quí vị vậy là Nài láu hoàn thành công việc một đợt, đợt thứ hai lại tiếp diễn như thế nếu như không có quy địng khác. Những cuộc vui như vậy kéo dài khi nhạt bình rượu mới tàn cuộc vui. Họ còn tổ chức cả múa xoè vòng, múa lăm vông, đánh trống, chiêng gây không khí sôi nổi.

Với cách thức tạo ra rượu cần, thể thức uống rượu như trình bầy trên. Uống rượu cần thật là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng rõ nét. Khi đã vào cuộc vui rượu cần con người xích lại gần nhau, xua tan mọi nỗi u buòn thậm chí sẵn sàng tha thứ cho nhau những điều chưa vừa ý, vừa lòng. Trước đây chưa có kỹ thuật trưng cất rượu. Sau này cũng loại men ấy họ đã biết trưng cất từ rượu cần thành "rượu siêu" chất lượng tinh khiết hơn. Nhưng dẫu sao uống rượu cần vẫn là thú vui không thể thiếu được bởi nó đã đi vào cuộc sống của cộng đồng đã từ lâu, trở thành một nét bản sắc văn hoá đáng trân trọng. Nó còn là cầu nối giao lưu văn hoá, tình cảm giữa các dân tộc thậm chí đối với khách quốc tế cũng trở thành một nhu cầu giao tiếp.


Dân tộc Mường ở Hoà Bình có tập quán ủ rượu cần từ rất lâu đời và vẫn lưu giữ mãi tới ngày nay. Rượu cần có mặt trong đám cưới lễ hội bởi thiếu rượu cần là thiếu vui dù ngày đó là ngày Tết âm lịch.Rượu cần mang lại cho con người rừng núi bầu không khí lành mạnh tươi vui, vừa nghi lễ vừa trang trọng cũng vừa đầm ấm thân mật thậm chí tỏ tình thương yêu, đậm đà màu sắc dân tộc. Khách quí, bạn thân đến nhà nhau, chủ nhà bưng ra một hũ rượu càn , đó là tấm lòng người Mương mến khách. Hãy ngồi bệt xuống sàn quanh vò rượu, mỗi người hãy nhận lấy một chiếc cần mút thử một hơi men rồi hãy nói các chuyện trên trời dưới đất. Ai đã được mời vào tiệc rượu càn hãy bỏ lại những nỗi buồn lo ở bất cứ đâu đó bởi ngồi chung cùng uống rượu cần là giờ phút hạnh phúc là niềm vui chung. Men rượu làm say lòng người uống, lúc này nhìn nhau cứ ngỡ là họ hàng anh em ruột thịt không cảm thấy đâu là chủ khách nữa. Cái hương vị ngọt ngào mà sao lại có thể đắm say đến thế? Kể cả người Mường ngồi xuống với nhau cũng không quên thăm hỏi về nhau, chúc tụng lẫn nhau mặc dù thường ngày sống chung với nhau trong cùng một mường bản. Nếu còn trẻ trung, trai gái sẽ hát những lời ví von đối đáp, những “câu thương” như quan họ Bắc Ninh xen lẫn tiếng đàn thánh thót tưởng như đang được sống giữa một xứ nhạc cổ xưa.
Nếu là rượu cần mời khách thì khách được uống trước chứ không phải tiền chủ hậu khách như dưới xuôi. Khách vinh hạnh nhận lời, uốn cong chiếc cần xuống vừa tầm miệng, ngậm lại và hút thử một chút cho rượu lên tới đầu cần đồng thời cũng để “ngẫm” xem rượu có thật ngon không? Chủ nhà tiếp rượu, tiếng Mường gọi là “chí nhám” mời thêm khách lần nữa nhưng là có ý mong đợi khách hãy nói lên những lời tục lệ trước lúc bước vào cuộc rượu đích thực.
Khách có thể nói bằng tiếng Kinh rằng:
Hôm nay ngày lành tháng tốt
Tôi đến đây thăm bản thăm Mường
Thấy cảnh Mường đổi mới tôi mừng
Vào nhà chơi
Thấy gia đình khoẻ cả tôi vui
Nay có vò rượu bố mế đã nhường
Được phép, nay xin uống trước…
[You must be registered and logged in to see this link.]
Sau những lời thăm hỏi ấy là một tràng những tiếng hú vang dậy của tất cả những người có mặt trong nhà lúc ấy dù đứng xa vò rượu, dù không được cầm cần hút chung. Tiếng hú núi rừng ấy là lời đáp đồng tình, là âm lệnh cho phép khách được uống. Khách cầm cần nhớ là dùng tay phải, còn tay trau phải để lên đầu gối, mắt nhìn thẳng vào vò rượu và cứ thế khách hút đến chán thì thôi không sợ say vì uống cần ngồi bệt xuống chiếu hoa trải trên sàn chứ không phải ngồi trên ghế mây cạnh bàn cao như uống rượu uống bia trong khách sạn. Lúc này Chí Chám múc thêm nước từ một cái chậu bên cạnh đổ vào vò rượu nước cốt. Nếu tiệc rượu qui định phải uống hết hai sừng trâu thì mọi người cứ thế mà uống. Xin khách đừng ngần ngại hoặc trong lúc uống tìm cách thoái thác rút lui hay uồng vờ rồi nhổ đi thì lập tức sẽ bị phạt bằng cách bắt buộc uống thêm một hai sừng rượu nữa. Người Mường có câu “phép quan lang cũng chẳng bằng tràng rượu” cho nên người uống cứ phải lần lượt hút cho đến khi vò rượu nhạt cạn, “chí chám” sẽ lặng lẽ đứng lên thay vò mới. Cái thú uống rượu cần lâu tàn, có thể kéo dài đến tận đêm khuya vì Chí chám bao giờ cũng có hàng góc nhà các vò rượu dự trữ, không sợ hết rượu chỉ sợ khách không nhiệt tình uống cho đã. Ngày nay rượu cần vẫn là nguồn vui trong cuộc sống đời thường. Uống rượu cần xong, khách tiếp tục ăn với chủ một bữa cơm “văn hoá Hoà Bình” gồm có thịt nai nướng, vịt nấu măng, cơm lam nếp nướng, chỉ từng ấy thứ thôi nhưng không phải ở đâu cũng sẵn. Khách nước ngoài đều ao ước uống rượu cần trong ngày tham quan xứ lạ. Họ uống say uống mãi vẫn thấy thèm đến nỗi nài mua cho được một vò đầy ắp với dăm va chiếc cần màng về nước, vừa là kỷ niệm một chuyến đi vừa là quà tặng… mời người thân nhất đến thăm sau ngày xa vắng hàng tuần ở Việt Nam xa xôi.

thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU CẦN - MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:46 am

Nếu như uống trà trở thành một loại nghệ thuật ẩm thực độc đáo ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc... thì rượu cần của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi miền Trung Tây Nguyên cũng có những quy luật riêng, khi thưởng thức được nâng lên thành nghi lễ uống rượu cần của đồng bào miền núi nước ta.
Nồng độ rượu cần không cao như rượu gạo miền xuôi, thế nhưng khi đã say thì cũng không kém phần dữ dội. Có lẽ tên gọi rượu cần là xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo. Đồng bào dân tộc dùng loại cây trúc, tre thân rỗng, dài gần 1 mét cắm vào tận đáy ghè để uống. Trong cùng một ghè nhưng có chỗ ngon hoặc chua, nhạt... vì vậy, nếu không ưng ý, có thể rút cần và găm vào chỗ khác ngon hơn.[You must be registered and logged in to see this link.]Ghè rượu làm bằng đất, tráng men sành sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang nét văn hóa riêng của từng dân tộc. Trước khi vào cuộc, người ta buộc ghè rượu vào cột nhà, rửa sạch bó cần và chuẩn bị bầu nước sạch. Để mời rượu, chủ nhân cởi bỏ lớp lá ở miệng ghè, đổ nước đầy ghè và cắm cần vào. Rượu cần được uống từng đôi nên khi nhập cuộc thường có mối giao hòa, thân thiện lớn. Trước khi uống, chủ nhân không quên dùng một thanh tre làm nấc thang đo tửu lượng của từng người. Rượu uống đến đâu, nước ở miệng ghè vơi tới đó. Đến vạch đã định lại đổ thêm nước vào và chuyển cần cho người khác.

Cũng như uống rượu đế ở miền xuôi, nếu theo cung cách chính thống, nguyên tắc uống rượu cần cũng không kém phần độc đáo, mang nét văn hóa giao tiếp đặc sắc.

Khi được mời rượu, khách phải đón cần bằng tay phải hoặc hai tay, vì đối với đồng bào miền núi, cầm bằng tay trái là tỏ ý khinh họ. Lúc nhận lời uống thì phải uống thực lòng vì khi cùng uống, chủ nhân thường nhìn thẳng vào mặt để xem thử khách có thực tình không và cũng nhằm bày tỏ sự tôn trọng, mối thiện cảm. Cho nên dù không quen uống rượu, đã ngậm cần là phải uống, đến một mức nào đó có thể xin phép chủ nhân trả lại cần.[You must be registered and logged in to see this link.]
Ở một số nơi, khi cắm cần vào ghè cần phải thận trọng vì nếu vô tình cắm lộn đầu dễ bị hiểu lầm là hành động khiêu khích... Đó là một số nguyên tắc giao tiếp truyền thống trong các cuộc rượu của đồng bào miền núi. Vào những ngày lễ tết, quanh ché rượu cần còn là những cuộc trò chuyện mang nét độc đáo của lối sinh hoạt văn hóa truyền thống. Những kinh nghiệm làm ăn hoặc bao mối tình trong sáng, bao điệu nhạc, lời thơ... đã nảy sinh từ cần rượu vút cong và ánh nhìn tin tưởng, trìu mến...

Ngày nay rượu cần đã du nhập xuống khu vực miền xuôi. Vì thế, nó cũng được “Kinh hóa” bằng nhiều hình thức phong phú hơn. Thay vì đổ nước lã vào ghè, ở một số nơi người ta dùng nước dừa non hay sang hơn còn đổ bia vào để uống. Thế nhưng, rượu cần vẫn luôn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo mà không gì có thể thay thế được.



thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU SÂU CHÍT

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:50 am

Núi rừng miền Tây Bắc có lắm đặc sản, trong đó có rượu sâu chít vang danh thiên hạ từ lâu. Và loại rượu này đang là mặt hàng được du khách trong và ngoài nước ưa thích khi đến với miền Tây Bắc…
Lên miền Tây Bắc Tổ quốc, tôi có dịp thưởng thức một loại rượu ngon nổi tiếng mà người dân địa phương gọi nôm na là rượu sâu chít[You must be registered and logged in to see this link.]
Thức uống này còn có tên gọi khác là Bạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo. Xuất xứ của hai cái tên chữ cũng như tên gọi nôm na đều xuất phát từ một loại sâu ngâm rượu. Chít là tênmột loại sâu sống trong thân cây chít- cây bông đót, mọc hoang ở các triền núi đá vôi nối tiếp nhau trải dài bất tận ở miền Tây Bắc. Bạch trùng thảo là loại sâu trắng ký sinh trong loài cỏ lau. Đông trùng hạ thảo là loại sâu mùa đông chỉ là ấu trùng ở nụ mầm cây chít, nhưng sang mùa hạ phát triển thành sâu, chờ đợi đến ngày chui ra khỏi thân cây chít để hóa thành bướm, mở đầu cho một vòng đời mới…
Bà con các dân tộc ở miền Tây Bắc như Dao, Nùng, Tày, Thái, Giáy… cho biết mùa khai thác sâu chít kéo dài tháng 4 đến tháng 7 dương lịch. Đấy là khoảng thời gian ấu trùng sâu chít ăn đọt non cây chít và phát triển thành sâu dài cỡ năm phân, to bằng đầu mút đũa, thân có ngấn phân chia thành từng đoạn nhỏ, do vậy trông hình dáng giống hệt con sùng. Theo người dân địa phương, sâu chít là một loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng.[You must be registered and logged in to see this link.]
Việc khai thác sâu chít để chế biến thành các món ăn, các loại rượu, vốn là nghề truyền thống của bà con các dân tộc ở miền Tây Bắc. Tuy nhiên, dưới thời thực dân phong kiến, sâu chít là đặc sản chỉ có bọn quan lại, lãnh chúa mới được quyền sử dụng, còn người dân địa phương chỉ được quyền khai thác đem về “cung tiến” cho bọn chúng. Nhà thơ Chu Thùy Liên là người dành nhiều tâm sức nghiên cứu về văn hóa [You must be registered and logged in to see this link.] của bà con các dân tộc ở Điện Biên, cho tôi biết: “Ngày xưa, khi đến mùa sâu chít, Đèo Văn Long – một lãnh chúa ở miền Tây Bắc, chỉ đạo đám thuộc hạ là các thổ ty huy động dân bản khai thác để làm quà dâng lên bọn thống lý…”.


Vì sao sâu chít lại là thứ quý hiếm như vậy? Qua tìm hiểu, tôi mới hay rằng, đấy là một loại thực phẩm đầy bổ dưỡng. Sâu chít đem băm nhỏ trộn với trứng rán là món ăn giúp phụ nữ sau khi sinh nở hoặc thân thể gầy yếu sẽ nhanh chóng bình phục và có nhiều sữa cho con bú. Sâu chít phơi khô, tán thành bột cho trẻ em uống là bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm trong việc chữa bệnh còi cọc, bụng ỏng đít beo vì suy dinh dưỡng.[You must be registered and logged in to see this link.]
Còn sâu chít đem ngâm rượu San Lùng, Mường Khương, Bắc Hà… là những loại rượu làm bằng sắn, ngô với men lá cây rừng mọc trên núi đá và nước suối nguồn trong vắt của vùng rẻo cao thì trở thành tiên tửu, biệt dược đối với cánh đàn ông không còn tráng kiện như thuở hoa niên! Một người bạn ở Hội Văn học – nghệ thuật Sơn La nháy mắt cười bảo với tôi: “Công dụng của rượu sâu chít là bổ thận tráng dương. Hiệu quả không thua gì phương thuốc Minh Mạng thang của ông vua triều Nguyễn! Có nghĩa là “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử…”. Có điều phải uống đúng liều lượng và uống thường xuyên trong vòng một tuần. Còn uống như anh em văn nghệ bọn mình thì chỉ có nước liệt mà thôi!”.Khác với rượu tắc kè có màu vàng ánh xanh, rượu sâu chít có màu vàng *c với lớp váng dầu rất mỏng.
Hương vị của rượu sâu chít không có vị tanh và đậm đà hơn. Điểm đặc biệt của rượu sâu chít là ngâm với rượu San Lùng, hay các loại rượu khác như Mường Khương, Bắc Hà, Mai Hạ… uống nhiều hay ít đều không nhức đầu. Hơn thế nữa, nếu lỡ uống say, khi tỉnh dậy vẫn thấy tinh thần sảng khoái, người khỏe ra sau một giấc ngủ dài. Trải nghiệm qua thực tế các cuộc vui bè bạn ở Bản Lác, Bản Tông… tôi nhận ra điều đó.[You must be registered and logged in to see this link.]
Còn rượu sâu chít có sánh ngang với phương thuốc Minh Mạng thang hay không, thì phải đến Sa Pa tôi mới có dịp kiểm chứng. Chiều hôm ấy, trời Sa Pa tạnh ráo, nhưng rất lạnh. Nhiệt độ khoảng 180C. Sau khi nếm thử món “thắng cố”, tôi về khu phố Hàm Rồng nhâm nhi rượu sâu chít ngâm bằng rượu San Lùng với thức nhắm là thịt “lợn cặp nách” xâu lại thành xâu nướng thơm lừng. Tôi chỉ uống dăm ba ly mắt trâu. Và đêm đó, không hiểu sao, tôi lại nằm mơ – một chuyện hiếm hoi trong đời và bỗng dưng nhớ… bài thơ “Nhớ vợ” của Bạc Văn Ùi.
Núi rừng miền Tây Bắc có lắm đặc sản, trong đó có rượu sâu chít vang danh thiên hạ từ lâu. Và loại rượu này đang là mặt hàng được du khách trong và ngoài nước ưa thích khi đến với miền Tây Bắc…

thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU NGÔ HÀ GIANG

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:55 am

Thật không thể tưởng tượng được người Mông ở Hà Giang lại phải sản xuất rượu ngô cực nhọc và vất vả đến vậy! Với 3/4 diện tích là núi đá, quanh năm hạn hán, mây mù bao phủ, ngoài cây ngô, không có loài cây nào có thể sinh trưởng mạnh như vậy.
Tìm đến cao nguyên đá Hà Giang, nơi cộng đồng của 23 dân tộc cư trú và sinh sống. Có lẽ rượu ngô độc đáo và làm say lòng du khách không chỉ bởi hương nồng, êm dịu và một chút mới lạ của loại men lá đặc biệt… mà hơn hết chính là thứ tinh tuý từ núi đá và vô vàn khó nhọc của người Mông nơi đây.
Thật không thể tưởng tượng được người Mông ở Hà Giang lại phải sản xuất rượu ngô cực nhọc và vất vả đến vậy! Với 3/4 diện tích là núi đá, quanh năm hạn hán, mây mù bao phủ, ngoài cây ngô, không có loài cây nào có thể sinh trưởng mạnh như vậy.[You must be registered and logged in to see this link.]
Cày cấy gieo ngô trên đá
Và cây ngô cũng kiên cường, có sức sống mãnh liệt như chính người Mông nơi đây. Cảnh những người Mông gùi đất đổ vào từng hốc đá trên cao nguyên để trồng ngô – chuyện khó tin nhưng có thật, đá tai mèo sắc nhọn có thể đâm nát chân người… đã làm tôi thực sự xúc động! Vậy mà, họ đã làm nên những điều kỳ tích đáng khâm phục.
Vào mùa xuân, vạn vật đang sinh sôi nảy nở, cũng là lúc người Mông đem hạt giống đi bỏ vào từng hốc đá tai mèo. Đồng bào nơi đây có câu nói “sống trên đá, chết vùi trong đá” và lạ thay những nương ngô năm nào cũng xanh tốt, cho năng suất cao, không ăn hết ngô, đồng bào dùng để nấu rượu và bán lấy tiền mua gạo và đồ dùng khác. Quả là đá không phụ công người. Với đôi chân dẻo dai, chắc khoẻ, mùa thu hoạch, ngô lại được chất đầy trong quẩy tấu (gùi) cao vút trên lưng về nhà...
Các công đoạn nấu rượu ngô không kém phần cầu kỳ, gian nan, từ việc gùi những bình nước, bó củi cách bản làng 3 – 4km đến việc nấu chín ngô, ủ men lá – một loại men độc đáo ở vùng cao ít độc tố. Rồi đem lên bếp chưng cất khoảng từ năm đến sáu tiếng mới cho những giọt rượu thơm, đậm đà. Rượu có hương dịu của thứ men lá đặc trưng, vị nồng êm và ngọt của ngô núi.[You must be registered and logged in to see this link.]
Nấu rượu ngô
Vào các bản làng người Mông, hầu như nhà nào cũng nấu rượu ngô, các gia đình đều có những chum rượu to vừa để dùng, vừa để đãi khách quý. Rượu ngô là thứ uống thường xuyên và không thể thiếu đối với người Mông, ở vùng cao. Vào các chợ phiên người ta thoả sức uống cho say mềm rồi ngủ ngay bên vệ đường, vách đá, có khi ngủ cả trên lưng ngựa để mặc vợ đưa về… Để lý giải tại sao người Mông uống nhiều rượu đến vậy? nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc Nguyễn Quanh Bách, trưởng phòng di sản văn hoá phi vật thể, bảo tàng tỉnh Hà Giang cho biết: “Cao nguyên cực Bắc của Hà Giang khí hậu ôn hoà mát mẻ, dù là mùa hè nhưng ban đêm ngủ vẫn phải đắp chăn, mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, có khi xuống âm độ, và thường có tuyết rơi… Vì vậy, rượu sẽ làm người Mông ở rẻo cao ấm áp hơn trong cuộc chống chọi với những đợt giá rét như cắt da, cắt thịt”.[You must be registered and logged in to see this link.]
chén rượu ngô nồng đượm
Ngày nay, rượu ngô Hà Giang đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, có nhiều loại khác nhau nhưng có lẽ nổi tiếng được mọi người biết đến là rượu ngô Thanh Vân ở Quản Bạ. Giữa tiết trời giá lạnh, sương núi giăng giăng, ngồi quán nhỏ nơi phố đá xuýt xoa bên tô cháo ấu tẩu nóng, hay chảo thắng cố thơm lừng, thêm một chút rượu ngô mềm môi – thật thú vị và ấm lòng lữ khách.

thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU NGÔ BẮC HÀ-SAPA

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 10:59 am

Ngày nay đến Bắc Hà hay Sa Pa du khách có thể mua rượu dễ dàng ở khắp nơi, nếu có dịp lên Bản Phố thì càng hay. Rượu được nhắm cùng mèn mén hay thắng cố trong các buổi chợ sẽ là một thú vị khó quên trong chuyến hành trình của bạn
Bắc Hà không chỉ nổi tiếng bởi sắc áo xúng xính của các cô gái vùng cao, rừng mận tam hoa trắng xóa mỗi độ xuân về mà còn bởi men rượu nồng thắm tuyệt vời của rượu ngô...
[You must be registered and logged in to see this link.]
(Ngô được trồng ở khắp nơi, không chỉ để làm lương thực mà còn để nấu rượu)
Rượu được nấu từ một nguyên liệu duy nhất được trồng trên nương của người H'mông là hạt ngô. Có lẽ do kết tinh từ hương đất trời của vùng núi cao heo hút mà hạt ngô nơi đây nhỏ, chắc, vàng mỡ màng và giàu dinh dưỡng. Kết hợp cùng một loại men đặc biệt chế từ hạt hồng my (thứ hạt gần giống như hạt kê), người H'mông đã tạo nên một loại rượu độc đáo không lẫn lộn với bất cứ loại rượu nào ở vùng cao Tây Bắc. Người ta chỉ cần mở nút chai hay nút can rượu niếm thử thì biết ngay là rượu ngô Bắc Hà. Khi giọt rượu đầu tiên chạm vào môi, người uống có cảm giác nóng bừng khắp cơ thể, cảm giác ấy lan tỏa khiến càng uống càng say càng sảng khoái mà không hề choáng váng đau đầu, có lẽ đấy là một bí quyết độc đáo để chống lại cái lạnh mỗi khi đông về của người vùng cao.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Ngô được trồng khắp nơi, rượu cũng được bày bán khắp chợ nhưng có lẽ thứ ngô và rượu được làm ra ở Bản Phố thì không nơi nào sánh kịp. Rượu rất nồng, rất nóng nhưng uống vào thì ngọt như cả hương đất trời cùng tụ lại tại đó. Người ta nói rằng Bản Phố (bản người H'mông Hoa cách Bắc Hà khoảng 4Km) có một nguồn nước rất quý, rất tinh khiết, trong lành là suối Háng Dế nên người dân bản mới cất được loại rượu ngon đến thế. Còn ngô thì trồng trên nương đem về luộc lên như đừng luộc quá lửa, rượu sẽ không ngon, sau đó đem trộn cùng loại men hồng my đặc biệt, ủ trong thùng gang khoảng một tuần.

Trong những ngày đó, cứ đốt lửa âm ỉ dưới thùng, hơi rượu sẽ bốc lên lắng tụ lại và chảy ra ngoài, cứ 10 cân ngô thì được 3 lít rượu. Nhưng ngày tháng trôi đi dường như thứ rượu này đã thay đổi nhiều vì người dân Bản Phố và cả Bắc Hà ít ai còn trồng loại cây hồng my đó nữa, rượu được ủ từ men chợ nhiều hơn, bán cho du khách nhiều hơn. Có lẽ chỉ vài năm nữa thôi thì hương rượu xưa chỉ còn là hoài niệm của du khách từng một thời yêu quý mảnh đất này.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Mua chén rượu làm quà bạn nhé !

Ngày nay đến Bắc Hà hay Sa Pa du khách có thể mua rượu dễ dàng ở khắp nơi, nếu có dịp lên Bản Phố thì càng hay. Rượu được nhắm cùng mèn mén hay thắng cố trong các buổi chợ sẽ là một thú vị khó quên trong chuyến hành trình của bạn

thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU MẬT ONG

Bài gửi by thaithanhbinh Fri Aug 19, 2011 11:02 am

Trong dân gian, mật ong có nhiều tên gọi như thạch mật, thực mật, bạch mật, mật đường, phong đường..., được coi là "tinh của trăm hoa". Theo y học cổ truyền, mật ong vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung hoãn cấp, nhuận phế chỉ khái, nhuận tràng thông tiện và giải độc.
[You must be registered and logged in to see this link.]Y thư cổ Bản thảo cương mục cho rằng: mật ong có công dụng thanh nhiệt, bổ trung, giải độc, nhuận táo, chỉ thống. Sống thì tính lạnh, có thể thanh nhiệt; chín thì tính ấm, có thể bổ trung; ngọt mà hòa bình, có thể giải độc; nhu mà nhuận trạch, có thể nhuận táo; hoãn nên trừ cấp, có thể giảm đau ngực bụng, vết thương; hòa nên có thể điều hòa các vị thuốc giống như cam thảo. Còn nghiên cứu của dược học hiện đại cho thấy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, nhuận tràng, giải độc, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và kéo dài tuổi thọ.

Việc dùng mật ong ngâm rượu để uống đã có từ thời nhà Chu (Trung Quốc) vào khoảng 780 năm trước Công nguyên. Loại rượu này có công dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa công năng các tạng phủ, trừ phong thấp và làm hết ngứa nên có thể dùng rộng rãi cho nhiều người, đặc biệt tốt cho những người mắc chứng ngứa kinh niên mà Đông y gọi là chứng phong chẩn, cấp chẩn tao dương bất chỉ.


thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty RƯỢU CẦN ĐẮNG - RƯỢU CẦN NGỌT

Bài gửi by busboy Fri Aug 26, 2011 9:00 am

Ứng với quan niệm về cuộc sống bao giờ cũng tồn tại cả những điều cay đắng và ngọt ngào nên đồng bào S'Tiêng cũng chế biến ra hai loại rượu: Rượu cần ngọt và rượu cần đắng.

Già làng Điêu Griêm ở buôn Bù Tam, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước kể rằng, vị thần Djiêng là thủy tổ của người S'Tiêng đã dạy bà con nơi đây biết rèn con dao, làm cái chà gạc, biết chặt cây làm nhà để ở, đan cái chiếu để ngủ, chẻ nan đan cái
gùi đi rừng và làm rượu cần...
Rượu cần S'Tiêng không chỉ là thứ thức uống đơn thuần mà nó gắn chặt với đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, không thể thiếu trong những nghi lễ có tính dấu mốc của đời người, như lễ đặt tên cho trẻ, lễ cưới hỏi của đôi lứa, lễ tang ma tiễn ai đó về với thế giới thánh thần...
RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ 203_15_dong-bao-stieng
Đồng bào S'Tiêng vui hội bên ché rượu cần.

Ứng với quan niệm về cuộc sống bao giờ cũng tồn tại cả những điều cay đắng và ngọt ngào nên đồng bào S'Tiêng cũng chế biến ra hai loại rượu: Rượu cần ngọt và rượu cần đắng. Tuy khác vị nhưng nó đều tinh khiết, có hương thơm nồng rất dễ uống. Để có được những ché rượu cần ngon, người S'Tiêng phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm
ngặt từ làm men, ủ bỗng, chế rượu...
Làm rượu cần, men là yếu tố rất quan trọng, đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, tay nghề cao. Người ta phải vào rừng lấy vỏ cây. Vỏ cây Hmuôl mọc bên bờ suối sẽ cho men chế nên rượu cần đắng, còn vỏ cây Kraiđăng ở dưới hẻm đá cho men chế rượu cần ngọt.
Vỏ cây lấy về thái nhỏ, phơi khô, giã thành bột mịn. Đã có chất liệu men rồi sẽ chọn gạo. Phải là gạo ngon, hạt đều và mẩy, ngâm nước cho trương mềm,đem giã nhuyễn, sau đó trộn với bột vỏ cây Hmuôl hoặc vỏ cây Kraiđăng theo tỷ lệ 1 vỏ 4 (hoặc 5) gạo.
Hỗn hợp khô có thể thêm nước sôi nguội rồi nặn thành những quả men tròn vừa lòng bàn
tay, xếp vào nia phủ lá chuối, ủ nơi kín gió từ 2 - 5 ngày. Đợi khi quảmen được phủ bên ngoài một lớp phấn trắng, có mùi thơm, lấy lá khô đốt nhẹ lớp phấn rồi lấy dây rừng xâu lại treo lên gác bếp, chừng 1 tháng là có thể sử dụng được.
Xong khâu làm men đến công đoạn làm cơm rượu (ủ rượu). Với rượu cần đắng dùng lá cây Prareng, rượu cần ngọt dùng lá Mól hoặc lá cây Krạ hái từ rừng về thái nhỏ, giã nát, lấy gạo trộn với lá theo tỷ lệ 2 - 1 (2 cân lá, 1 cân gạo) rồi bỏ vào ống nứa, cho nước nấu thành cơm.
Cơm chín đổ ra nia sạch, dàn đều cho nguội, lấy men rượu cho vào cối giã thành bột rồi rắc lên cơm, trộn đều với tỷ lệ 1 - 1 (1 quả men, 1 cân cơm) rồi đưa hỗn hợp cơm và men vào ché để đổ nước ủ. Đồng bào S'Tiêng rất kiêng để cơm vương vãi, như vậy là thất kính với thần Djiêng, rượu sẽ không còn ngon và người làm rượu sẽ bị trừng phạt.

busboy

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 11/04/2011

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty Rượu dừa Bến Tre

Bài gửi by nuacuocdoi Thu Sep 29, 2011 8:06 am


Bến Tre còn được gọi là xứ dừa. Từ trái dừa người dân Bến Tre đã chế biến nhiều món ngon như cơm dừa, bánh xèo dừa, dừa kho thịt, mứt dừa…và cả rượu dừa.

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Nb-am-thuc


Dừa để làm rượu phải chọn trái già có cơm (cùi) dày. Thường thì người ta sẽ lựa dừa xiêm, trái tuy nhỏ nhưng nước sẽ ngọt hơn dừa thường. Ngon nhất vẫn là dừa xiêm vừa mới hái ở nhà vườn, lột sạch vỏ, sau đó mài bóng sọ (gáo) giống như bình rượu, dùng dao gọt nhẹ đầu trái rồi khoét lỗ nhỏ đủ để đưa men vào và đậy nắp lại.
Men dùng để ủ rượu dừa là men nấu rượu gạo được pha với rượu nếp cái.Tùy vào trái dừa to hay nhỏ mà người ta cho ít hay nhiều men, nếu ít men quá thì nước rượu sẽ nhạt, nhiều men quá nước rượu sẽ đắng. Ủ rượu dừa trong nơi mát và kín gió khoảng một tuần là có thể dùng được. Nếu ủ lâu hơn một tuần, rượu uống sẽ rất êm (ngọt dịu).

Một cách làm rượu dừa khác: đập vỡ trái dừa già để lấy cơm và nước rồi ủ chung với men. Một tuần sau thì chưng cất giống như nấu rượu nếp hay rượu gạo. Tuy nhiên với cách làm này hương thơm của dừa sẽ giảm, rượu nhạt và không thơm ngọt như ủ nguyên trái.

Anh Hà Văn Trưởng, người có nhiều năm kinh nghiệm chế biến rượu dừa ở Bến Tre cho biết: rượu dừa có thể uống ngay, hoặc có thể uống nóng bằng cách để trái dừa trên bếp hâm nóng, và ủ lạnh trước khi uống. Rượu dừa ngon có màu trắng ngà, hương thơm mát đặc trưng của dừa hòa quyện với hương nếp tạo nên vị ngọt nồng ấm không lẫn vào đâu được.



nuacuocdoi

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 09/05/2011

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty TRÚC DIỆP THANH: rượu cung đình

Bài gửi by thaithanhbinh Tue Oct 11, 2011 8:59 am

Thời xưa, loại mỹ tửu này chỉ dành riêng cho vua chúa thưởng thức, trước hết vì chất lượng hảo hạng và sự cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu lẫn thời gian ủ rượu. Thời nay, không hẳn ai có tiền cũng cầm được một bình Trúc Diệp Thanh bởi người mua thường nhận được câu trả lời: “Ít nhất sáu tháng nữa mới có rượu, mẻ sắp tới đã được đặt hàng xuất sang Anh hết rồi”.

[You must be registered and logged in to see this link.]


54 loại dược thảo lần lượt được cho vào rượu để khống chế “men xấu”. Ảnh: A.Ng
Rượu ngon cũng lắm công phu

Tương truyền, thời nhà Tây Hán (Trung Quốc), rượu Trúc Diệp Thanh là thành quả nghiên cứu, tìm tòi của một người tên Miên Thành tự Thanh Trúc, với công thức rất cầu kỳ. Sau này, danh y Lê Hữu Trác đem công thức này về nước và thay đổi cho phù hợp với thiên – địa – khí trời Nam. Từ cách nấu, chiết xuất đến dược thảo cho vào rượu đều khác.
Chính điều đó khiến rượu ngự trở nên thuần Việt, thành rượu của người Việt nhưng vẫn không mất đi ý vị của rượu cổ truyền.

Một vị lương y họ Trần đã được thầy của mình là ngự y Dương Tất Đạt, vị ngự y cuối cùng của triều Nguyễn, tin tưởng truyền công thức rượu Trúc Diệp Thanh. Vị lương y họ Trần rất giỏi y thuật này có sáu người con nhưng ông lại chỉ truyền bí quyết làm Trúc Diệp Thanh cho một người cháu là Tuỳ Phong. Vì thế, có thể nói, Tuỳ Phong là người duy nhất hiện nay nắm giữ công thức làm rượu cung đình Trúc Diệp Thanh (rượu Ngự).

Tuỳ Phong cho biết, rượu Ngự được tạo ra từ năm loại gạo, nếp và 54 loại thảo dược. Với chừng ấy thứ, cách thức làm rượu Ngự có thể làm “sụp đổ” lòng kiên nhẫn của bất cứ ai, chưa kể phải mất ba năm để lên men, ủ, chưng cất, lọc rượu mới tạo ra được một giọt rượu Ngự danh tiếng. Theo Tuỳ Phong, công dụng của dược thảo là triệt tiêu các “men” xấu trong quá trình lên men và ủ rượu để những giọt rượu cuối cùngtrở nên trong trẻo, không gây nặng đầu. Liều lượng, thời điểm thêm dượcthảo vào rượu là một bí mật gia truyền mà Tuỳ Phong phải học suốt bảy năm trời mới thấu thị.
Khôi phục vùng dược liệu quý Lo ngại một ngày không xa, một vài loại dược thảo biến mất hoặc khó tìm đủ số lượng, nhất là những loại tưởng chừng dễ kiếm như hoài sơn (củ mài), tế tân, sâm đất ven biển Côn Đảo nên Tuỳ Phong đang cùng vườn quốc gia Côn Đảo thực hiện khai thác bền vững, phục hồi vùng dược liệu quý. Cùng với vùng Côn Đảo, Tuỳ Phong cũng “chấm” thêm bảy vùng khác để trồng dược thảo.

Một trong những nguyên liệu khó tìm là gạo de An Cựu (Huế) mà nguồn gen hiện nay đã gần như mất đi. Đây được xem là chất dẫn xuất không thể thiếu cho bốn loại nếp còn lại, gồm: nếp cẩm (Hà Nội), nếp lức, nếp mỡ (Long An), nếp cái hoa vàng (Bắc Ninh). Đích thân Tuỳ Phong phải ra tận An Cựu, tìm ra người còn gạo de để mua lại rồi tận taytinh tuyển từng hạt gạo. Song, hành trình chọn gạo nếp xem ra “khoẻ” hơn nhiều so với hành trình tìm 54 loại dược thảo mà trong đó, nhiều vị nằm sâu trong núi rừng, dưới thung sâu, khe suối… Trong 54 vị thuốc chỉ có hơn mười vị nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, những vị còn lại “ẩn” trên các cao nguyên của vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc… Có những vị thuốc là đá cuội quý hiếm phải khổ công tìm kiếm tận trong rừng sâu núi thẳm như “tự nhiên đồng” hoặc loại đá cuội chỉ có ở dọc bờ biển bãi ông Đụng và bến Đầm (Côn Đảo). Đây là loại đá chỉ xuất hiện ở vỉa trầm tích trồi lên trong quá trình kiến tạo địa chất. Đá có trường sinh học rất mạnh nên người cầm vào sẽ cảm nhận được sức ấm lan toả trong lòng bàn tay. Tuỳ Phong bảo, nếu thiếu các vị thuốc này thì không có rượu ngon, không tạo thành vị rượu Ngự danh tiếng, vì thế, phải tìm bằng được.


[You must be registered and logged in to see this link.]


Đích thân ông Tuỳ Phong chọn lựa, phơi dược thảo cũng như làm các công đoạn nấu rượu.
Ba năm thành rượu

Nước nấu rượu phải là nguồn nước có vị ngọt thuần chất.
Tuỳ Phong cho biết chỉ có cù lao sông ở vị trí giáp giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai có loại nước này. Nước được lấy từ giếng khoan sâu qua tầng đá tổ ong vì loại đá này có tác dụng lọc nước và tạo ra nguồn năng lượng “sống”. Bình gốm ủ rượu được đặt làm riêng, không chì, đảm bảo hấp thụ được năng lượng trường sinh học. Vị trí các hầm ủ rượu cũng do đích thân Tuỳ Phong chọn lựa dựa vào thiên – địa – khí và âm dương ngũ hành.

Năm loại gạo nếp sẽ được nấu và lên men riêng, được chính tay Tuỳ Phong bằng cảm quan và sự chính xác, dùng dược thảo khống chế các men xấu, sau đó trộn chung theo một tỷ lệ nghiêm ngặt để bắt đầu chưng cất. Quá trình này đòi hỏi sự tinh tế khi “nhìn” lửa, nếu để lửa quá tay làm trào hỗn hợp, rượu sẽ bị đục. Như thế là thất bại vì rượu Ngự bắt buộc phải trong vắt. Rượu chưng cất xong được cho vào bình ủ trong hầm khoảng một năm rồi đem ra chưng cất lần hai nhằm tiếp tục loại bỏ men xấu, sau đó cho “chạy” qua bộ lọc bằng ngọc trai (nuôi bán thiên nhiên) và một số vị thuốc để khử độc tố. Lúc này, mùi rượu bốc lên rất
thơm! Tuỳ Phong cho biết mỗi năm đều giữ lại khoảng 2.000 chai, lưu lại ít nhất mười năm, khi đó rượu đã thành thuốc, có thể dùng để chữa bệnh theo phương pháp đông y.

Tuỳ Phong tâm sự, chính vì xuất thân cung đình nên rượu Ngự chỉ dành để thưởng thức, tuyệt đối không bán cho những “con ma men”tu rượu để quên sầu. Điều đặc biệt của rượu Ngự là vị vừa ngọt vừa đắng, thoang thoảng hương dược thảo, nồng ấm theo kiểu “tiền khinh hậu trọng”. Nhấp một ngụm rượu Ngự, khí vị nồng ấm của rượu lập tức lan toả trong vòm họng và ngấm vào toàn bộ cơ thể, chạy đến từng đầu ngón tay, đánh thức thần trí rất khẽ, đồng thời cũng có tác dụng đưa người vào giấc ngủ sâu.

Cho một ít rượu Ngự vào lòng bàn tay, xoa tay lại với nhau, vừa mở bàn tay ra sẽ ngửi thấy mùi khói quê nhà, lần lượt sau đó là mùi của hoài sơn, sâm, cam thảo, tế tân… hoà quyện nồng nàn khó tả, như khi ta đứng giữa vườn thảo dược đang độ dậy hương. Có lẽ chính vì vậy mà không ít văn nhân thi sĩ “ghiền” rượu Ngự, trong đó trung thành
nhất là nhà thơ Phan Vũ của Em ơi! Hà Nội phố, hoạ sĩ Trịnh Thanh Tùng, nhà thơ – nhà báo Lưu Trọng Văn…

Rượu dược thảo Trúc Diệp Thanh vừa được hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam chọn vào
top 100 sản phẩm vàng thời hội nhập năm 2011, với sự tham gia bình xét của các chuyên gia của liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, cục Sở hữu trí tuệ – bộ Khoa học công nghệ, viện Sở hữu trí tuệ.


Rượu Trúc Diệp Thanh đã được trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) và một số trung tâm kiểm định của Thái Lan, Singapore kiểm định và chứng nhận đạt chất lượng, không chứa cồn.

thaithanhbinh
thaithanhbinh

Tổng số bài gửi : 254
Join date : 21/04/2011
Đến từ : lưng lửng chai cay...

http://thaithanhbinh.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty Rượu cần 'ngóng'…tết

Bài gửi by Kidrin Mon Jan 16, 2012 1:58 pm

Chỉ còn tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng “làng rượu cần” Kon Klo, phường Thắng Lợi, Thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) vẫn vắng vẻ, khác hẳn sự tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị nấu rượu cần mỗi khi tết đến như những năm trước. Nguyên do là trong các gia đình vẫn còn hàng trăm ghè rượu cần được nấu cách đây đã lâu mà chưa có
khách đặt hàng.

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Ruou%281%29

Dọc tuyến đường Bắc Cạn ra cầu treo Kon Klo-cây cầu treo lớn nhất Kon Tum, có hàng loạt các cửa hiệu bán rượu cần Tây Nguyên của các “nghệ nhân” như Y Xuân, Y Trang, Y Khuê, Y Hanh, YThưk… Ở làng này, nấu rượu cần là nghề gia truyền của người dân Ba Na nơi đây. Rượu cần trước đây chỉ dùng trong các dịp lễ như lễ cúng Yàng (trời), lễ cưới, lễ tang, lễ mừng nhà Rông, mừng lúa mới… Ngày nay, rượu cần còn được dùng phổ biến trong cả lễ tết cổ truyền của mọi người, bất kể dân tộc nào. Đối với những người ở xa, đi du lịch hay những người làm việc ở trên mảnh đất thơm nồng mùi rượu cần này cũng không quên mua cho mình một ít ghè về làm quà mỗi dịp tết đến, xuân về.

Theo kinh nghiệm thì rượu cần sẽ ngon nhất nếu được nấu bằng nếp than, sau đến hạt kê. “Chúng tôi nấu rượu bằng gạo nếp than là chủ yếu vì gạo này nấu rượu cần là ngon nhất. Nó có độ nồng ngọt, thơm và có màu đỏ óng mà càng để lâu càng ngon. Khách mua rượu cần ở đây toàn là những người quen, bởi những năm trước họ uống thấy ngon là năm sau cứ thế đến dịp gần về tết người ta đến tận nhà để đặt hàng, có hộ đặt tới hàng chục ghè liền” - chị Y Khuê cho biết.
Thế nhưng, để có gạo nếp than để nấu thì các hộ ở làng Kon Klor này phải mua ở các huyện khác chứ đất ở xung quanh làng đã dần bị thu hẹp và bạc màu nên không thích hợp cho trồng lúa nếp than. Những năm trước, các hộ trong làng cũng đã trồng thử một vài vụ, lúa vẫn trổ bông nhưng không cho hạt hoặc có năng suất rất thấp.
Vì vậy để có gạo nếp than nấu rượu cần bà con phải lên tận huyện Sa Thầy, huyện Kon Plong để mua lúa rồi mới về giã lấy gạo.

“Rượu cần là thức uống truyền thống của bà con vì vậy có rất nhiều người làm được. Nhận thấy thị hiếu của người tiêu dùng mà ngày nay người làm và bán rượu cần nhiều lắm. Ở Kon Tum bây giờ hầu như làng nào cũng có người làm rượu cần để bán. Vì vậy họ cũng mua rải rác ở những nơi khác chứ không phải cứ hỏi rượu cần thì chạy ngay về làng Kon Klo này như ngày trước” - chị Y Khuê ở làng Kon Klo chia sẻ.

Mặc dù Tết Nguyên đán chỉ tuần nữa nhưng đến nay sức tiêu thụ sản phẩm đặc trưng này gần như rất chậm.
Nhìn gần 80 ghè rượu bị “ngâm” cùng thời gian, chị Y Khuê tiếc rẻ : “ Nếu ở thời điểm này năm trước, nhà mình đã bán hết số ghè rượu được nấu từ tháng 9, tháng 10 và giờ phải tất bật chuẩn bị nguyên liệu để nấu rượu bán dịp tết thì năm nay mọi hoạt động đều hạn chế hoặc bị ngưng lại". Cũng như chị Y Khuê, những hộ nấu rượu cần để bán tại làng Kon Klor này bây giờ còn đến hàng trăm ghè rượu cần được làm cách đây đã lâu nhưng vẫn chưa có khách đặt hàng.

Theo tính toán của những người nấu rượu cần thì năm nay nếp than, hạt kê mất mùa nên mua giá rất cao từ 7-8 ngàn đồng/kg lên 10-12 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, giá các ghè đựng rượu cũng tăng cao. Cụ thể ghè 8 lít năm ngoái mua 45 ngàn đồng thì năm nay phải mua tới 70 ngàn đồng; ghè 12 lít thì tăng từ 70 ngàn lên 90 ngàn đồng... Ngoài ra, để có được một ghè rượu bán ra thị trường, người dân phải tốn rất nhiều công đoạn như làm men, xay lúa, giã gạo, nấu thành cơm, ủ một ngày sau đó lại trộn với men… Phải mất gần cả tháng trời thì sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng.

Vất vả là vậy nhưng những người nấu rượu cần ở Kon Tum vẫn bám nghề. Với họ “còn nấu rượu cần là còn gìn giữ được nghề gia truyền của gia đình, dân tộc. Giá trị của việc sử dụng rượu cần không chỉ dừng lại ở uống để thoả mãn nhu cầu mà còn chứa đựng những giá trị văn hoá giao tiếp, ứng xử đầy tình người” - chị Y Khuê tâm sự. Cũng vì lý do trên, những ngày qua, dù còn gần cả trăm ghè chưa bán nhưng chị Y Khuê vẫn nấu thêm một ít để bán dịp gần tết.

Tết đã gõ cửa tận làng, mặc cho sức tiêu thụ có chậm nhưng những người nấu rượu cần ở Kon Klo nói riêng và Kon Tum nói chung vẫn giữ niềm tin vào sự trường tồn của rượu cần trong đời sống văn hoá tinh thần của buôn làng.

Kidrin

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 07/05/2011

Về Đầu Trang Go down

RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ Empty Re: RƯỢU VIỆT Ở CÁC VÙNG MIỀN. 1.SỰ TÍCH RƯỢU ĐẾ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết